Hiện nay, bạn đã không còn xa lại với màn hình ghép bởi chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, màn hình ghép cũng gồm nhiều loại và phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng khách hàng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về màn hình ghép LCD và khối chiếu sau để tìm ra một số điểm khác biệt điển hình và có ý nghĩa quan trọng đối với người dùng.
Độ rộng của viền chính là một trong những nhược điểm dễ nhận thấy của màn hình ghép LCD. So với khối chiếu sau, màn hình ghép LCD có viền dày hơn nên trải nghiệm xem không được liền mạch. Các nhà sản xuất đã cố gắng đạt những bước tiến trong việc giảm độ rộng của viền và chỉ hẹp đến 0.88mm, tuy nhiên so với khối chiếu sau thì độ rộng viền vẫn lớn hơn.
Với các đường nối chỉ hẹp từ 0.2mm trở xuống, một video wall của khối chiếu sau có thể trông gần như liền mạch. Chính điều này làm cho công nghệ khối chiếu sau trở thành giải pháp tuyệt vời cho các ứng dụng yêu cầu sự liền mạch của nội dung.
Do mật độ điểm ảnh cao, màn hình ghép LCD có thể tạo ra độ phân giải cao nhất so với bất kỳ công nghệ nào hiện nay. Các tấm LCD từ 47 đến 55 inch cung cấp độ phân giải thấp nhất là full HD, một số màn hình cung cấp độ phân giải lên đến 4K, thậm chí là 8K. Khả năng hỗ trợ độ phân giải 4K và 8K làm cho màn hình ghép LCD trở thành lựa chọn hàng đầu cho hệ thống video.
Màn hình khối chiếu sau cũng cung cấp độ phân giải cao, nhưng vì chúng có điểm mật độ điểm ảnh thấp hơn LCD nên với cùng một kích thước màn hình thì khối chiếu sau có độ phân giải thấp hơn. Ví dụ: màn hình LCD 47 inch có thể cho độ phân giải full HD nhưng để có được độ phân giải này, khối chiếu sau có kích thước 60-80 inch.
Màn hình ghép LCD có thể cung cấp độ sáng và mức độ sáng có thể được điều chỉnh nhanh chóng và dễ dàng. Cũng vì lý do này mà màn hình LCD trở thành lựa chọn phổ biến cho các môi trường có ánh sáng xung quanh đáng kể. Tuy nhiên, độ sáng của màn hình LCD giảm dần theo thời gian sử dụng, nhưng các cài đặt của độ sáng có thể cải thiện một phần nếu ban đầu màn hình không hoạt động ở độ sáng lớn nhất.
Cấu trúc của khối chiếu sau hạn chế bị ảnh hưởng với ánh sáng xung quanh, do dó khối chiếu sau có thể tạo ra hình ảnh sáng hơn và mức độ tương phản cao hơn. Tuy nhiên, khối chiếu sau vẫn không thể tạo ra độ sáng cao như màn hình ghép LCD.
Các tấm nền LCD, đặc biệt là các tấm nền được sử dụng công nghệ IPS thường cung cấp góc nhìn rộng hơn, với màu sắc và ánh sáng giảm tối thiểu giúp hình ảnh dễ quan sát từ xa. Chất lượng này giúp IPS LCD trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho môi trường phòng điều khiển, bởi môi trường này người vận hành cần quan sát kỹ các thông tin từ khoảng cách xa, góc nhìn rộng.
Góc nhìn của màn hình chiếu sau bị hạn chế so với màn hình LCD. Điều này là do để đạt được mức độ sáng mong muốn, khối chiếu sau tập trung ánh sáng về phía người xem trên trục, khiến người xem ở góc rộng quan sát hình ảnh với độ sáng giảm và màu sắc không đồng đều. Chính hạn chế này mà công nghệ khối chiếu sau thích hợp nhất với những không gian hẹp, nơi người xem có thể quan sát trực diện màn hình.
LCD là màn hình phẳng, có thể dễ dàng treo tường và không yêu cầu thêm nhiều diện tích sàn để bảo trì. Một số màn hình LCD thậm chí còn cho phép truy cập hay tháo rời riêng lẻ. Có thể nói, màn hình ghép LCD là giải pháp tiết kiệm không gian vô cùng hiệu quả.
So với khối chiếu sau, khối chiếu sau có diện tích lớn hơn. Hầu hết các khối chiếu có chiều sâu ít nhất là 24 inch và chúng khá nặng nên phải được gắn trên sàn hoặc một bệ vững chắc. Ngoài ra, hầu hết các mô hình khối chiếu sau cơ bản đều có thể thao tác bảo trì, bảo dưỡng từ phía sau, cần thêm không gian để bảo trì, bảo dưỡng.
Chi phí ban đầu cho hệ thống video wall là vừa phải và thường ít tốn kém hơn nhiều so với hệ thống khối chiếu sau. Ngoài ra, màn hình LCD không bao gồm các bộ phận tiêu hao và không yêu cầu thời gian ngừng hoạt động thường xuyên. Với yêu cầu bảo trì tối thiểu, tiêu thụ điện năng thấp và tuổi thọ từ 6 đến 8 năm. Ngoài ra, màn hình LCD có tổng chi phí sở hữu rất thấp và là một trong những lựa chọn hiển thị hợp lý nhất về lâu dài.
Trong hầu hết các trường hợp, chi phí ban đầu của video wall khối chiếu sau cao hơn đáng kể so với video wall LCD có kích thước tương tự. Tuy nhiên, đối với các bức tường video quy mô lớn, khối chiếu sau có thể là một lựa chọn ít tốn kém hơn so với LCD.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về màn hình ghép và khối chiếu phía sau, từ đó có lựa chọn phù hợp cho mục đích sử dụng của mình. Còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ HCOM để được tư vấn chi tiết, hotline 0904.589.255- 0906.213.066