Đối với những công ty, doanh nghiệp lớn, việc thiết lập phòng họp trực tuyến chuyên nghiệp là điều không thể thiếu và màn hình ghép chính là giải pháp dành cho bạn. Vậy để thiết lập giải pháp màn hình ghép cho phòng họp trực tuyến thì cần lưu ý những gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Khi ứng dụng màn hình ghép cho phòng họp trực tuyến, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ bởi những lợi ích mà nó đem lại, như:
-Đem đến sự hoành tráng, sang trọng, hiện đại cho phòng họp trực tuyến
-Hỗ trợ hội họp tối đa, không chỉ hiển thị nhiều điểm cầu mà còn giúp tương tác, đào tạo thông qua màn hình ghép
-Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian và công sức
-Hiệu quả công việc được đảm bảo
-Tăng độ tin cậy, chuyên nghiệp của công ty với các đối tác lớn
-Đảm bảo mỗi thành viên tham gia đều cập nhật thông tin nhanh chóng.
Để lựa chọn màn hình ghép phù hợp nhất cho không gian phòng họp và mục đích sử dụng của công ty bạn, một số điểm sau bạn cần lưu ý:
Độ phân giải là yếu tố vô cùng quan trọng khi lựa chọn màn hình ghép. Tuỳ vào mục đích sử dụng của công ty bạn mà bạn nên chọn độ phân giải cho phù hợp. Ví dụ, nếu công ty bạn chỉ sử dụng màn hình ghép cho mục đích họp trực tuyến thì không cần độ phân giải quá cao, nhưng nếu sử dụng màn hình ghép cho mục đích đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm với những nội dung cần được phóng to, rõ nét thì nên chọn màn hình có độ phân giải tốt hơn.
Độ phân giải của màn hình gồm các tùy chọn:VGA (640 x 480 pixel); HD (1280 x 720 pixel), full HD (1920 x 1080pixel), 2K (2560 x 1440 pixel), 4K (3840 x 2160 pixel ), 8K (7680 x 4320 pixel).
Độ sáng của màn hình ghép LCD có ảnh hưởng lớn đến thị lực của người dùng. Do đó, một màn hình có độ sáng phù hợp sẽ giúp nội dung được hiển thị rõ nét, hình ảnh hay video sống động mà không gây khó chịu cho mắt nhìn.
Tuy nhiên, đa số các phòng họp đều được trang bị hệ thống ánh sáng, âm thanh đầu đủ nên yếu tố độ sáng của màn hình có thể lựa chọn linh hoạt và dễ dàng. Và độ sáng cao thì khả năng tương thích với môi trường sẽ càng lớn. Đối với phòng họp trực tuyến, bạn có thể tùy chọn các màn hình có độ sáng 500 hay 700 nit.
Độ tương phản được hiểu là sự khác biệt giữa hai màu đen và trăng trong hiển thị hình ảnh. Theo đó, giữa hai màu đen trắng gần nhau là một bước và càng nhiều bước trong khoảng giữa sáng nhất và tối nhất trên màn hình càng nhỏ thì độ tương phản sẽ càng cao, hình ảnh sẽ càng thêm sắc nét.
Ngoài ra, người dùng cũng cần phân biệt giữa độ tương phản tĩnh và tương phản động để từ đó có thể lựa chọn các thông số tương phản sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.
-Độ tương phản tĩnh: Được hiểu là tỷ lệ giữa điểm sáng nhất và tối nhất tại một thời điểm trên cùng 1 màn hình
-Độ tương phản động: Là chỉ số giữa điểm tối nhất và sáng nhất màn hình có thể đạt được. Có thể hiểu về cách đo độ tương phản động là nhà sản xuất sẽ cho thiết bị hiển thị một màu tối và sau đó hiển thị một màu sáng, từ đó đo sự chênh lệch giữa chúng.
Thời gian đáp ứng chính là khoảng thời gian để một điểm ảnh thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ màn hình tối sáng sáng hay khả năng phản hồi lại khi nhận các tín hiệu điều khiển.
Theo đó, thời gian đáp ứng của màn hình càng nhanh, có nghĩa là hình ảnh được hiển thị như hình ảnh, video càng mượt mà và đẹp mắt.
Một màn hình cho phép nhiều chuẩn kết nối sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với các thiết bị cần thiết như PC, laptop, điện thoại, controller, Polycom thông qua các cổng HDMI, LAN, Displayport, USB…
Màn hình ghép tại phòng họp có tính năng quản lý tập trung từ xa sẽ giúp người dùng có thể đẩy tín hiệu từ xa bằng các phần mềm quản lý thông qua internet mà không cần phải ngồi trực tiếp tại phòng họp.
Với những lưu ý trên đây, chắc chắn bạn đã có đầy đủ kinh nghiệm để lựa chọn cho doanh nghiệp mình một màn hình ghép ưng ý để sử dụng trong phòng họp. Còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đội ngũ kỹ thuật của HCOM để được tư vấn chi tiết, hotline 0904.589.255- 0906.213.066